Những điều chưa biết về nấm linh chi
1. Linh Chi đen và nấm Linh Chi đỏ ?
Chỉ có 6 loại nấm Linh Chi được nghiên cứu tường tận về khả năng trị liệu của chúng, đó là: nấm Linh Chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong 6 loại nầy, nấm Linh Chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nấm Linh Chi đỏ được chứng minh là tốt nhất cho sức khỏe vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa. Nấm Linh Chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm nầy có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính 6 inches, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến 10 inches. Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm Linh Chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm Linh Chi đen không có giá trị bằng nấm Linh Chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm Linh Chi đỏ.
2. Có phải chỉ nên dùng nấm Linh chi khi bị bệnh không?
Không. Nấm Linh Chi có thể được dùng bất cứ lúc nào kể cả khi không bị bệnh. Điều lợi ích nhất của nấm Linh Chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nấm Linh Chi rất có lợi cho một người khỏe mạnh.
3. Ngoài việc dùng nấm Linh Chi, còn cách nào thêm để giữ gìn sức khỏe không?
Các nhà dinh dưỡng khuyên ta nên làm những điều sau đây:
* Hạn chế dùng đường tinh luyện. Thay thế bằng mật ong nguyên chất hay đường từ trái cây.
* Tránh dùng thực phẩm chế biến (thí dụ như đồ hộp, mì ăn liền, nước ngọt…)
* Ăn thực phẩm tươi, mỗi thứ một ít từ các nhóm thực phẩm chính để có được sự quân bình. Kể cả rau tươi, nhất là những loại có cả thân, lá, và củ.
* Uống nhiều nước. Uống được 8 ly nước 1 ngày sẽ phòng ngừa được sự mất nước của tế bào, kích thích sự trao đổi dưỡng chất và do đó giúp cơ thể thải các chất độc dễ dàng hơn.
4. Tinh chất chiết từ nấm Linh Chi khác với nấm Linh Chi tự nhiên thế nào?
Các chất bổ dưỡng giá trị có từ nấm Linh Chi tự nhiên rất thấp và cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ nếu không được chế biến. Khi xưa, nấm Linh chi đỏ khô được xắt nhỏ, nấu sôi trong nước rồi được dùng như trà hay súp. Ngày nay, các dược chất tuyệt hảo có trong nấm Linh Chi được chiết từ các máy móc tối tân ở Nhật. Tại đây, nấm Linh Chi tự nhiên được đun nấu nhiều lần dưới áp suất cao và trong môi trường vệ sinh để lấy được tinh chất tốt nhất, giúp cơ thể hấp thụ dể dàng. Phần lớn các sản phẩm của nấm Linh Chi có trên thị trường được làm từ thân nấm Linh Chi tán thành bột, cho nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ, làm giảm giá trị của dược thảo.
5. Nấm Linh Chi khác nấm thường thế nào?
Trong khi các loại nấm khác như shitake, maitake, cordyceps, …đều cùng có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, nấm Linh Chi là loại nấm được dùng từ rất xa xưa và được ghi nhận có công hiệu trong việc điều trị rất nhiều chứng bệnh. Khác với các loại nấm khác, nấm Linh chi đỏ chứa nhiều dược chất phức tạp như triterpenes (garnoderic acid) thành ra nấm Linh Chi đỏ có vị đắng.
6. Nấm Linh Chi được trồng như thế nào?
Để cho việc trồng Linh Chi thu được kết quả tốt, những điều quan trọng sau đây cần lưu ý:
* Cũng như tất cả các loại nấm khác, Linh Chi cần phải có một môi trường sinh trưởng đầy đủ độ ẩm.
* Linh Chi, nhất là Linh Chi Đỏ phải hội đủ 4 điều kiện: Nhiệt kỳ, hàn kỳ, quang kỳ, và âm kỳ. Để hoàn thành chu kỳ CO2 (hữu cơ) và O2 (Oxy) hầu có thể tăng trưởng, và hàm chứa cao độ dược liệu.
* Được biết núi Phú Sĩ của Nhật Bản là nơi thích nghi nhất cho việc trồng nấm Linh Chi, vì mùa Đông có tuyết rơi, mùa hè trên 70 độ F, đêm hoàn toàn tối và ngày có đủ ánh sáng cho chu trình phát triển của Linh Chi.
* Vì thế Linh Chi của Nhật Bản có giá trị Dược liệu cao nhất.
7. Nấm Linh Chi có những lợi ích gì?
Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments.
Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi:
* Trị đau nhức.
* Chống dị ứng.
* Phòng ngừa viêm cuống phổi.
* Kháng viêm.
* Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.)
* Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do.
* Chống ung thư.
* Kháng siêu vi.
* Làm giảm huyết áp.
* Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch.
* Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.
* Long đàm (nghiên cứu ở chuột).
* Chống HIV.
* Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận.
Dược tính này có được nhờ hoạt tính của:
* Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch).
* Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
* Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp)
Có 2 cách sử dụng Linh Chi: Thái lát (xát lát) hoặc Nghiền thành bột
I. Thái lát:
Cách này phổ biến nhất, người Hàn Quốc hay mua dưới dạng thái lát để dùng
1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Chắt lấy nước uống
2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.
3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
II. Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó chắt lấy nước uống
Chú ý thêm:
Nấm Linh Chi được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vì giúp cơ thể thải ra những chất độc.
Vitamin C cũng được khuyên nên dùng chung với nấm Linh Chi vì nó giúp cơ thể hấp thu mạnh hơn những dược chất hảo hạng có trong Linh Chi. Các nghiên cứu cho thấy sinh tố C biến polysaccarides phức tạp thành những thành phần nhỏ hơn, làm cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
BS Nguyễn Thị Thúy Nga